6 bí quyết lấp khoảng trống cho hồ sơ
Sự cạnh tranh gay gắt đang diễn ra trên thị trường lao động. Lượng hồ sơ ứng tuyển ngày một tăng và việc làm không côn nhiều như trước. Cơ hội lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng (NTD) trở nên mong manh. Với “chồng hồ sơ” trứơc mặt NTD, bạn có muốn dời hồ sơ của mình lên vị trí đầu tiên? Khám phá 6 bí quyết viết hồ sơ thời khủng hoảng sau:
1. Không thể “về đích” với hồ sơ cũ rích
Nếu đã không “săn” việc trong thời gian dài, có thể bạn sẽ theo thói quen: lấy bộ hồ sơ tìm việc gần đây, thêm những thành tích mới của mình rồi đem nộp. Tuy nhiên, hãy kiểm tra lại hồ sơ của bạn vì có thể nó đã “nhiều năm tuổi” và nội dung đã quá lỗi thời.
ít nhất, bạn nên rà soát kỹ lưỡng hồ sơ và loại bỏ tất cả những thông tin không côn phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp hiện tại. Chẳng hạn như xóa bớt những chức vụ bạn từng giữ ở trường Đại học hay một phần mềm tin học đã lạc hậu. Hay sau khi rà soát, bạn cũng có thể tìm thấy giải pháp tốt nhất là viết một hồ sơ hoàn toàn mới.
2. Hãy “tốt nước sơn”…
Một hồ sơ viết theo trình tự thời gian (tức là kinh nghiệm làm việc của bạn sẽ được giới thiệu từ phần mới nhất đến cũ nhất) từ lâu đã là hình thức chuẩn cho hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, vào thời điểm kinh tế khủng hoảng, viết hồ sơ theo dạng này có lẽ không phải là cách tốt nhất để giới thiệu kỹ năng và kinh nghiệm của bạn.
Nếu bạn từng có một khoảng trống thời gian dài hay khá nhiều trong quá trình làm việc của mình, hãy dùng dạng hồ sơ kết hợp để thay thế. Một hồ sơ dạng kết hợp sẽ chú trọng vào những kỹ năng và thành tích đạt được hơn là những công việc trước đây và thời gian làm việc. Chẳng hạn, bạn có thể thay phần “Kinh nghiệm làm việc” trong hồ sơ bằng những phần sau “Kinh nghiệm làm việc hành chính”, “Kỹ năng tin học”, “Kỹ năng Quản lý và đào tạo”... Một hồ sơ dạng kết hợp sẽ vẫn giới thiệu rõ quá trình làm việc của bạn, nhưng thông tin về thời gian chỉ nêu ra khi đến phần cuối hồ sơ.
Hồ sơ dạng kết hợp cũng có thể là một lựa chọn tốt nếu bạn đang muốn chuyển đổi nghề nghiệp. Bạn không có kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến nghề mới? Dạng hồ sơ này sẽ giúp bạn nhấn mạnh những kỹ năng liên quan (transferable skills) giữa những công việc bạn đã làm với công việc bạn đang tìm.
3. Và “tốt gỗ”
Bạn nên điều chỉnh nội dung hồ sơ cho thật sự phù hợp với từng vị trí và công ty bạn ứng tuyển hơn là tạo ra một hồ sơ mẫu để dùng cho tất cả công việc.
Chẳng hạn, bạn có thể nhấn mạnh những thành tích có liên quan đến công việc bạn đang tìm, hoặc giới thiệu chi tiết về những đóng góp của mình. Việc này có thể sẽ tốn chút thời gian và công sức. Tuy nhiên, nộp một hồ sơ có nội dung phù hợp thể hiện được kiến thức chuyên môn và sự quan tâm của bạn dành cho công việc, đồng thời giúp bạn nổi trội trước các ứng viên khác.
4. Chú trọng lợi ích tài chính
Hiện nay các doanh nghiệp đang tìm cách để cắt giảm chi phí và gia tăng hiệu quả kinh doanh. Vì thế, khi giới thiệu chi tiết những vị trí bạn từng nắm giữ trước đây, đừng quên đề cập mình đã mang lại những lợi ích tài chính gì cho công ty cũ. Nếu bạn từng làm trợ lý hành chính, thay vì trình bày đơn giản “lưu trữ tài liệu” hay “trả lời điện thoại”, hãy viết: “Tìm được nhà cung cấp trang thiết bị văn phông mới có giá cả kinh tế hơn, giúp tiết kiệm 25% chi phí”. Bạn nên mô tả cụ thể những thành tích của mình và đừng ngại quảng cáo bản thân một chút.
5. Lời giải thích từ Thư tìm việc (cover letter)
Cũng như nhiều ứng viên khác, bạn có thể đã trải qua một khoảng thời gian thất nghiệp do ảnh hưởng của tình hình kinh tế hiện tại. Thư tìm việc (cover letter) sẽ giúp bạn giải thích với NTD về những khoảng trống thời gian này trong hồ sơ. Khi viết thư, hãy trình bày việc bạn đã chuyên tâm cập nhật và nâng cao những kỹ năng của mình ra sao kể từ khi nghỉ làm, từ những công việc tạm thời, hay qua việc tham gia hoạt động tình nguyện hoặc các khóa học phát triển kỹ năng nghề nghiệp…
6. Sự bất cẩn cướp mất cơ hội
Trong một cuộc khảo sát do công ty cung cấp giải pháp nhân sự hàng đầu thế giới Robert Half International tiến hành, 84% quản trị viên tham gia cho biết chỉ cần một hay hai lỗi đánh máy trên hồ sơ là đủ để họ đánh trượt một ứng viên. NTD thường xem lỗi đánh máy, chính tả và ngữ pháp là dấu hiệu của sự thiếu chuyên nghiệp và không kỹ lưỡng. Với tình hình hiện nay, NTD sẽ không sẵn lông dành cơ hội cho những ứng viên không đạt chuẩn như trước. Vì thế, bạn nên dùng chức năng kiểm lỗi trên máy vi tính và nhờ bạn bè hay người thân kiểm tra hồ sơ của bạn trước khi gửi.
Lời khuyên cuối cùng là bạn nên tận dụng mạng lưới quan hệ xã hội của bạn. Ngay cả khi hồ sơ của bạn rất ấn tượng, việc quen biết với một người có thể giới thiệu cho bạn một cơ hội việc làm hay chuyển giúp hồ sơ của bạn đến một NTD có thể là yếu tố quyết định để bạn giành được công việc mới